Nổi dậy Ōshio Heihachirō

Nguyên nhân

Tranh vẽ vụ nổi dậy của Ōshio

Mạc phủ thời kỳ Edo, được thành lập và chịu ảnh hưởng của gia tộc Tokugawa kể từ Trận Sekigahara năm 1600, bên cạnh khí hậu, nguyên nhân lớn nhất gây ra cảnh khốn khổ. Cả nông dân và samurai thuộc tầng lớp thấp hơn đều bị ảnh hưởng bởi hành động của họ. Nông nghiệp và sản xuất lương thực đã trải qua một cuộc khủng hoảng do mùa màng thất bát vào các năm 1833 và 1836 và Mạc phủ đòi hỏi mức thuế cao đối với người dân bình thường. Cuộc khủng hoảng này rất hiếm khi xảy ra ở Kansai từng một thời thịnh vượng và tình trạng bất ổn lan rộng đến các thành phố lớn. Người dân bạo động phản đối giá gạo tăng cao và bắt đầu xảy ra hành động phản kháng gọi là ushi kowashi (dịch theo nghĩa đen: 'phá nhà'). Điều này dẫn đến việc phá hủy một phần lớn Ōsaka. Tình hình bất ổn đã báo động cho Mạc phủ Tokugawa và đồng thời là Ōshio vào thời điểm đó được tuyển làm yoriki. Năm 1837, nhân được tin trong vùng xảy ra vụ náo loạn, ông cảm thấy nguy cơ đã đến, nên thưa lên Mạc phủ xin hãy có kế sách gì để khỏi đưa đến thảm họa nhưng rốt cuộc, ông vô cùng bất mãn với phản ứng tiêu cực của Mạc phủ trước tình thế. Ōshio còn tìm kiếm sự giúp đỡ từ những quan chức hành chính và các thương gia giàu có của Ōsaka, nhưng nỗ lực của ông không có kết quả. Bất chấp thực tế ông từng là quan chức Mạc phủ và thuộc tầng lớp trên trong xã hội, ông đã giúp họ chống lại sự tham nhũng của chính quyền. Vụ mùa thất thu, gây ra nạn đói và giá gạo cao, cùng với khó khăn về mặt tài chính và vấn đề với các nước phương Tây ngày càng trầm trọng (Chiến tranh Nha phiến bên Trung Quốc), được gọi là Cuộc khủng hoảng Tenpō (1830-1844). Đây chính là lý do trực tiếp cho cuộc nổi loạn của Ōshio Heihachirō.

Khởi nghĩa

Ōshio Heihachirō do Tsukioka Yoshitoshi minh họa

Ōshio nghĩ rằng mình không thể điềm nhiên tọa thị hay bàn suông và để cứu giúp dân chúng, ông đã bán sạch thư viện đầy sách quí của mình, được hơn 660 lạng và đem tất cả để chia sẻ cho dân nghèo. Lúc tiền đã cạn, ông quyết tâm khởi nghĩa. Ōshio và đồng môn buộc phải bắt đầu cuộc khởi nghĩa sớm hơn dự định vì một kẻ phản bội đã mật báo cho chính quyền biết tin. Ngày 19 tháng 2 năm 1837, Ōshio phóng hỏa ngôi nhà của mình ở Ōsaka như một tín hiệu để những người theo ông bắt đầu cuộc nổi dậy trước khi quân Mạc phủ có cơ hội trấn áp họ. Ông ra lệnh cho nông dân đốt giấy tờ thu thuế và ra lệnh cho người nghèo cướp kho của người giàu và chia lại gạo cho dân đói. Dù được lên kế hoạch chi tiết, cuộc nổi dậy đã thất bại. Nghĩa quân được huấn luyện kém cỏi về sử dụng vũ khí và kỹ thuật chiến đấu, nhưng quân đội Mạc phủ cũng trong tình trạng thiếu thốn. Cuối cùng, binh lính Mạc phủ vì đông hơn nên dễ dàng trấn áp cuộc nổi dậy, Ōshio cùng với con trai bỏ chạy lên núi. Ông bị truy lùng gắt gao bèn đốt lửa nơi trú ẩn của mình trước khi quân Mạc phủ có thể xông vào vây bắt. Cuối cùng, Ōshio và con trai quyết định châm lửa tự thiêu sống thân mình.

Tác động

Người ta có thể kết luận rằng hành động táo bạo này là một thất bại. Hơn 3.000 ngôi nhà bị cháy và 30.000 đến 40.000 koku gạo[7] bị phá hủy. Phần lớn những người theo ông đã tự sát và trong số 29 nghĩa quân bị bắt, chỉ có năm người sống sót sau các cuộc thẩm vấn. Những kẻ sống sót được ướp muối để thi thể của họ có thể bị đóng đinh.[8] Bất chấp tất cả những lời đồi đại, vẫn chưa rõ chương trình và chiến lược chính trị của Ōshio là gì. Có người nghi ngờ rằng ông chỉ muốn giúp đỡ người dân vì những lý do tượng trưng và mang tính Nho giáo. Một kết quả tích cực là cuộc khởi nghĩa này làm khơi dậy sự quan tâm của đất nước đối với chính trị quốc tế và các vấn đề xã hội và kinh tế đều được giải quyết.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ōshio Heihachirō http://data.rero.ch/02-A024106269 http://www.britannica.com/place/Japan/Shinto-and-k... http://uli.nli.org.il/F/?func=direct&doc_number=00... http://data.bibliotheken.nl/id/thes/p29206991X https://books.google.be/books?id=RHXG0JV9zEkC&pg=P... https://books.google.be/books?id=VQrvK2UmJ1cC&pg=P... https://books.google.be/books?id=ZF2uYd9kSTQC&pg=P... https://historyofjapan.wordpress.com/2015/06/02/ep... https://www.idref.fr/130171999 https://id.loc.gov/authorities/names/n81095170